Tuổi thọ của sàn gỗ có bền vững lâu dài phụ thuộc khá nhiều vào khả năng chịu nước
của sàn gỗ. Sàn gỗ chịu nước tốt sẽ nâng cao tuổi thọ của sàn lên gấp đôi so
với những sàn gỗ dễ bị ngấm nước. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với
các bạn về các loại sàn gỗ tự nhiên chịu nước tốt.
Dấu hiệu nhận biết sàn gỗ tự nhiên có khả năng chịu
nước tốt
Trước tiên để lựa chọn được sàn gỗ tốt bạn cần nắm
được những đặc điểm cho thấy sàn gỗ tự nhiên có khả năng chịu nước tốt thông
qua các cách sau:
– Kiểm tra bề mặt gỗ có được sơn cẩn thận hơn, khi
sờ vào không có cảm giác thô ráp, các thanh gỗ khi va đập với nhau phải phát ra
tiếng vang và đanh, không bị trầm thì khả năng chịu nước của chúng cũng khá tốt.
– Bạn hãy lấy miếng gỗ mà bạn muốn kiểm tra và ngâm
chúng vào trong nước trong khoảng thời gian 24 tiếng, nếu bề mặt của gỗ không
bị bong tróc hay biến dạng ( phồng rộp, cong vênh) khi tiếp xúc với nước thì
đây là gỗ tự nhiên chịu nước tốt.
Điểm danh các loại sàn gỗ tự nhiên có khả năng chịu
nước cao
Hiện nay, trên thị
trường có nhiều loại gỗ tự nhiên được ứng dụng vào trong các thiết kế nội thất,
tuy nhiên loại gỗ có khả năng chịu nước tốt, được ứng dụng nhiều nhất không thể
không kể đến gỗ: gỗ giáng hương,sàn gỗ căm xe, gỗ óc chó, gỗ sồi Nga và gỗ sồi
Mỹ. Những loại gỗ này khi xử lý tẩm sấy tốt, sơn PU cao cấp chúng có khả năng
chịu nước khá tốt
Phương
pháp giúp gỗ tự nhiên chịu nước tốt hơn
Để bảo vệ sàn gỗ được dài lâu hơn
thì việc chăm sóc, bảo quản sàn cũng góp phần quan trọng. Bởi vậy gia chủ cần có những phương pháp,
hoạt động sử dụng đúng cách.Sau khi gỗ đã được xử lý tẩm sấy tốt, để tăng khả
năng chịu nước của của đồ nội thất bằng gỗ tự nhiên trong quá trình sản xuất gỗ
sẽ được sơn PU cao cấp từ 6 – 9 lớp. Việc sơn PU không chỉ giúp gỗ có khả năng
chịu nước, chịu ẩm tốt hơn mà còn giúp bảo vệ gỗ, chống trầy xước tăng độ bóng
– làm tăng tính thẩm mỹ cho gỗ.
Chuẩn bị tốt bề mặt gỗ tự nhiên: việc đầu tiên
bạn cần làm là cần làm nhẵn bề mặt của gỗ bằng vật liệu giấy nhám, các chi tiết
bị lỗi ( lồi lõm) phải được đánh nhám và vá lại để bề mặt được bằng phẳng.
– Bả bột và lau màu: việc bả bột lên bề mặt
gỗ sẽ giúp bít kín các ghim gỗ một cách tốt nhất, không cho gỗ thấm vào bên
trong gỗ.
– Sau đó là Sơn lót bề mặt gỗ.
– Phun màu bề mặt gỗ: sau khi lớp sơn lót
thứ 2 đã khô ( sau khoảng 2h sau khi phun sơn) dùng giấy nhám để chà lên bề mặt
để bề mặt được mịn, làm sạch bề mặt, sau đó tiến hành phun màu dưới áp lực
8kg/cm2
– Dặm màu, phun bóng: sau khi lớp sơn màu đã khô
dùng giấy nhám chà lên bề mặt, làm sạch bụi và dặm lại màu để màu sắc bề mặt gỗ
được đồng đều sau đó phun bóng cho về mặt.
Comments[ 0 ]
Post a Comment