Gỗ giáng hương gồm có giáng hương, hương đá, trầm hương, đinh hương,... là cây thuộc họ đậu, có xuất sứ tại các nước Đông Nam Á như: Lào, Myanma, Thái Lan, Ấn Độ, và Việt Nam.
Gỗ Hương là gì?
Tại Việt Nam, giáng hương có nhiều tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, được xếp vào nhóm 1, có quả to, hương thơm nhẹ nhàng, tự nhiên, thân gỗ cứng, vân hoa trên gỗ đẹp và ít bị nứt nẻ, không sợ mối mọt. Sản phẩm nội thất từ gỗ hương khá được ưa chuộc, đặc biệt là sàn tự nhiên giáng hương.
Trên thị trường hiện nay, có hai loại gỗ hương phổ biến là gỗ hương Lào và gỗ hương nam Phi (gỗ hương Nam Phi hay còn gọi là gỗ hương đỏ). Đặc điểm chung của hai loại gỗ hương này là chắc chắn, vứng rắn và khá nặng; vân gỗ đẹp, có thớ mỏng mịn.
Gỗ hương của Nam Phi có màu nâu đỏ và của Lào có màu hồng đặc trưng và nhất là khi màu trên gỗ rất đều và đặc trưng. Giá của hai loại gỗ này trên thị trường có sự chênh lệch nhỏ, nhưng nhìn chung thì vẫn khá cao so với các loại gỗ khác. Vậy nên mặc dù tốt, dù được yêu thích thì cũng chỉ những người có điều kiện kinh tế khá khá mới có khả năng sử dụng.
Cách lựa chọn gỗ giáng hương
Cách nhận biết gỗ giáng hương đơn giản nhất
là ngâm gỗ vào nước, nếu nước chuyển dần sang màu vàng xanh nhạt (như màu nước chè) thì đó đúng là gỗ giáng hương tự nhiên. Sở dĩ có màu vàng xanh nhạt này là do trong thân gỗ chứa nhiều tinh dầu, khi ngâm gỗ vào nước lâu khiến nước bị đổi màu.
Nếu để gỗ ở ngoài lâu ngày sẽ bị ngả màu thành màu xám, tuy không đẹp lắm nhưng bì lại sẽ làm tăng khẳ năng chống mối mọt. Tinh dầu gỗ hương bao phủ bề mặt thân gỗ giúp chống lại sự cắn phá của mối mọt, làm tăng độ bền và khả năng sử dụng sản phẩm được làm từ gỗ hương tự nhiên. Điều này trở thành ưu điểm lớn của loại gỗ này trong sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất gia dụng.
Mùi hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thải mái khi sử dụng là điểm khiến người dùng yêu thích sử dụng sản phẩm làm từ nó.
Chúc bạn một ngày tốt lành!
Comments[ 0 ]
Post a Comment