Lắp đặt sàn gỗ công nghiệp
và sàn gỗ tự nhiên có khác nhau không?
Việc
thi công, lắp đặt sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp đóng vai trò quan trọng
vì ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ cho nền nhà. Sau đây
sẽ là quy trình đúng nhất cho quá trình này.
Ván sàn gỗ
tự nhiên
Trước khi thi công sàn gỗ
cần chú ý gì?
Đa
phần, ván sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp đều giống nhau về đặc tính nên thi
công chúng cũng tương tự nhau, không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên với sàn
gỗ tự nhiên chính hãng thì tính khắt khe và sự cẩn trọng cũng yêu cầu nhiều
hơn.
Để thi công sàn gỗ được tốt hơn thì ta cũng nên tìm hiểu trước một số yếu tố
có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng sàn gỗ lâu dài. Dưới đây là một số điều ta
cần lưu ý:
Nhiệt độ thích hợp để thi công ván sàn gỗ phải đảm bảo
những yếu tố : nhiệt độ thấp nhất là 19° C, nhiệt độ bề mặt gỗ 16° C và độ ẩm đảm bảo trong khoảng từ 50% –
75%. Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn đảm bảo được tính bền
của sàn gỗ sau này.
Phào gỗ phải được gắn trực
tiếp vào tường, không được gắn
vào sàn gỗ và không được dán cũng như
đóng đinh hoặc cố định bề mặt sàn gỗ.
Bạn nên chuyển sàn gỗ đến địa điểm cần lắp đặt ít nhất
là một ngày để chúng có thể thích nghi được với môi trường, tránh tình trạng
khi lắp đặt xong, ván sàn gỗ bị phồng rộp hoặc cong vênh luôn.
Căn phòng được lắp đặt không
nên để lưu thông không khí và nên lát sàn
gỗ theo chiều của nguồn sáng vì như thế sẽ giúp
tạo nên màu sắc cho vân gỗ được đẹp nhất.
Độ rộng của hàng lát cuối cùng lớn hơn hoặc bằng 5mm.
Khi ta đóng ván sàn gỗ công nghiệp thì không được đóng
trực tiếp mà nên thông qua một miếng đệm.
Quy trình lắp đặt ván sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp
Vì ván sàn gỗ công nghiệp và tự nhiên có cách lắp đặt
tương tự nhau vì thế để không mất quá nhiều thời gian, chúng tôi đưa ra cách
lắp đặt chung cho cả 2 loại:
Bước 1: Vệ sinh sàn nhà sạch sẽ
Trước
khi lắp đặt, bạn nên quét sạch sàn nhà trước để bụi không bám bẩn lên sàn gỗ.
Nhớ là sàn nhà phải phẳng. Trong trường hợp mà sần sùi thì ta nên làm phẳng
trước nhé để khi lắp đặt không xảy ra hiện tượng cong vênh, phồng rộp, làm mất
tính thẩm mỹ của ván sàn gỗ.
Bước 2: Trải lớp lót sàn gỗ
Lớp lót sàn gỗ được làm bằng xốp tráng nilon hoặc xốp tráng bạc. Xốp này
có tác dụng Xốp này có tác dụng hút ẩm nước cho sàn gỗ được tốt hơn còn bề mặt
tráng nilon sẽ được trải xuống dưới và lớp tráng bạc trải lên trên.
Hai lớp lót liền kề với nhau, được nối liền bằng băng dính. Chú ý:
lớp này nên được trải rộng và liền nhau theo đúng chiều dọc và chiều ngang của
căn phòng mà ta đang muốn lắp đặt.
Bước: Lắp đặt ván sàn gỗ
Các ván sàn gỗ phải được lắp theo thành hàng, kế tiếp nhau, và các mép nối
đầu mỗi thanh gỗ ghép so le nhau, còn tấm ván sàn gỗ cuối cùng ghép mộng nên ta để khoảng cách
khoảng 10mm tính từ chân tường tới mép. Đây được coi
là khoảng cách lý tưởng nhất đảm bảo sự an toàn khi sàn gỗ bị giãn nở.
Dùng gì
để kết nối giữa 2 sàn, kết thúc sàn
Để kết nối giữa hai sàn với nhau hoặc chuyển sàn ta nên dùng nẹp kết nối chữ T. Dùng nẹp kết thúc để kết thúc
sàn nhà tại các mép với chân tường. Ván sàn được ghép và cách chân tường một
khoảng 10mm. Sau đó, ta che kín lại bởi phào chân tường.
Lắp đặt phào chân tường cho
sàn gỗ
Tác dụng chính của phào chân tường là cố định mép của sàn gỗ và che kín
khe hở giữa mép sàn gỗ và chân tường, giúp
cho sản phẩm khi được lắp đặt cho sàn nhà nhìn trông sẽ thẩm mỹ hơn. Phào gỗ MDF là
loại phào phổ biến nhất hiện nay, chúng được làm bằng gỗ tự nhiên và có độ cứng
tốt cho khả năng chống mối mọt cao.
Đây là khâu cuối cúng trong lắp đặt. Khi
lắp đặt xong, nên kiểm tra kĩ lại một lần nữa để xem chỗ nào hở thì dùng keo silicon gắn vào; chỗ nào
hơi bị phồng thì phải xử lý ngay lập tức. Và cuối cùng là vệ sinh
ván sàn gỗ công nghiệp.
Trên
đây là
quy trình lắp đặt cho sàn gỗ công nghiệp và sàn gỗ tự nhiên. Hãy đảm bảo đội
thợ thi công cho căn nhà của bạn thực hiện đúng như những kĩ thuật và tiêu
chuẩn trên, bởi nó sẽ là thước đo giúp cho sàn gỗ mang giá trị thẩm mỹ cũng như
tuổi thọ cao hơn.
Comments[ 0 ]
Post a Comment